Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc tráng dương bổ thận, điều trị bệnh liệt dương.

Nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu bổ thận tráng dương cực mạnh.

Sâm cau

Sâm Cau đỏ (tiên mao) bổ thận tráng dương CỰC MẠNH.

Ba kích

Rượu ba kích tím bổ thận dương, giúp quý ông thăng hoa tột đỉnh.

Quả sim chín

Quả sim tím bổ thận tráng dương, ngâm rượu cực ngon.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Cách dùng quả sim chín

Cách dùng sim làm thuốc

  • Điều trị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt: Quả sim khô 15g (hoặc tươi 30g), long nhãn 15g, đường phèn 20g sắc uống trong ngày.
  • Điều trị xuất tinh sớm: Quả sim khô 60g, 01 quả trứng gà, 30g đường phèn, 20ml rượu trắng, 500ml nước đun sôi nhỏ lửa còn 300ml nước uống trước khi đi ngủ.
  • Ngày uống 20-30 búp hay lá non dưới dạng thuốc sắc.
  • Dùng đắp ngoài da không kể liều lượng.

Cách chế rượu từ quả sim

Nguyên liệu:
  1. 1kg quả sim khô (Hoặc 2kg quả tươi)
  2. Rượu trắng 40 độ: 2 lít
Cách ngâm:
  • Sim để nguyên quả, (sim khô sao vàng hạ thổ trước khi ngâm)
  • Sim đem ngâm với rượu trong thời gian 15 đến 20 ngày là dùng được
Mùi vị của rượu sim: Rượu sim có màu tím thẫm, vị ngọt, chua, hơi chát, uống rất hay
Tác dụng của rượu sim: Là đồ uống khai vị, dùng trong các bữa tiệc, rượu sim có vị dễ uống, có tác dụng tăng cường sinh lý, điều trị xuất tính sớm cực tốt. Ngoài ra rượu sim còn rất tốt cho tiêu hóa nhất là những bệnh nhân bị bệnh đường ruột.

Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với cây mua

Ở nhiều nơi nhất là các tỉnh đồng bằng có rất nhiều cây mua, cây có hoa màu tím, quả nhỏ có lông (Xem hình ảnh phía dưới).
Quả mua vẫn có thể dùng ngâm rượu nhưng có vị chát hơn quả sim một chút. Rượu sim thì thơm ngon và đặn đà hơn.
Chú ý: Khi ngâm sim tươi bạn phải phơi qua 1-2 nắng để khô bớt nước, nếu để quả tươi ngâm rượu rất dễ bị hỏng, có mùi khó chịu.

Giới thiệu về quả sim chín

Tên khác

Theo tài liệu cổ Quả sim còn gọi là đương lê, sơn nhậm, nhậm tử, đào kim nương.

Tên khoa học

Rhodomyrtus tomentosa.
Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Mô tả cây

Sim là cây thuốc vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, từ khắp các tỉnh từ đồng bằng đến trung du miền núi, đều có sự phân bố của cây thuốc này. Là một cây có hoa đẹp và có màu tím, nên sim đã có nhiều sự tích và cả những bài hát hay về loài hoa màu tím.
  • Sim là một cây nhỏ cao 1m -1,5m
  • Lá nhẵn
  • Hoa màu tím
  • Quả mọng màu tím sẫm. Hạt nhiều hình móng ngựa.
Cây sim rừng
Cây sim rừng
Quả sim
Quả sim

Sim rừng phơi khô

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây Sim mọc hoang rất nhiều tại những vùng đổi trọc miền trung du nước ta. Tại Trung Bộ và Nam Bộ cũng có.
Cầy còn mọc ở miền nam Trung Quốc, Philipin, Malayxia, Inđônêxia, các nước vùng nhiệt đới châu Á. Tại Việt Nam, người ta không trồng, nhưng ở Philipin, người ta trồng để lấy quả. Ta dùng quả và búp sim tươi hay phơi khô làm thuốc.

Thành phần hoá học và tính vị

  • Quả sim có vị ngọt chát, mùi thơm. Chưa được nghiên cứu, sơ bộ mới thấy sắc tố antoxyanozit, tanin, đường.
  • Lá và búp sim có chứa nhiều tanin.

* Công dụng và liều dùng

Tại một vài vùng ở Việt Nam người ta dùng búp và lá sim non sắc uống điều trị bệnh đi ỉa lỏng, đi lỵ, hoặc dùng để rửa vết thương, vết loét, mặt có đài nổi lên trông giống móng ngựa.
Theo tài liệu cây này mọc ở khắp Việt Nam. Theo sự nghiên cứu của Nhật Bản, thì trong vỏ và lá có ancalou gọi là cocculin có tác dụng giống như chất curaro. Sau đây là một số công dụng chính của cây sim:
  • Quả dùng để ăn điều trị bệnh thiếu máu, xuất tinh sớm. Một vài nơi dùng để chế rượu như rượu nho uống rất ngon (Thường dùng loại sim lá nhẵn, loại sim quả lớn).
  • Rượu sim có tác dụng tăng cường sinh lý và rất tốt cho tiêu hóa
  • Rễ sim: điều trị đầy bụng, ăn uống khó tiêu, tốt cho xương khớp
  • Lá sim điều trị tiêu chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường ruột

Cách ngâm rượu ba kích

Tham khảo: Cách ngâm rượu Ba Kích

b. Ngâm phối hợp nhiều vị
Thành phần:
  • Ba kích tím loại tươi : ……….. 1kg
  • Dâm dương hoắc khô: …….. 0.5Kg (Giá bán: 125.000đ/0,5kg)
  • Nấm ngọc cẩu khô……………  0,5 Kg (Giá bán: 450.000đ/kg)
  • Sa sâm, câu kỷ tử , đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo mỗi vị 100g (Giá: 200.000đ)
Cách ngâm: Phối hợp các vị thuốc trên ngâm với 7 lít rượu trắng, ngâm trong thời gian 20-25 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 2 ly nhỏ.
(Hiện nay Caythuoc.org  đã có bán các loại cây thuốc trên)

2. Cách sử dụng ba kích cho người không uống được rượu.

Bạn muốn tăng cường sinh lý, nhưng bạn không thể uống rượu vì lý do sức khỏe, hoặc đang buộc phải kiêng rượu vì một lý do này đó. Bạn có thể áp dụng cách sắc thuốc ba kích để sử dụng. Trong trường hợp này bạn hãy tham khảo bài viết : Cách chế biến ba kích cho người không uống được rượu

3. Ba kích làm thuố điều trị thận hư:

(Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư) có thể dùng 1 trong 2 bài sau:
  • Bài 1: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên hoàn.
  • Bài 2: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt tất cả 300g; Ngũ vị tử 150g. Làm hoàn mềm 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/1 hoàn.

4. điều trị gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt :

  • Bài 1: Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn/3 lần/ngày.
  • Bài 2: Ba kích nhục 10g, thục địa 10g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 4g, thỏ ty tử 6g, bổ cốt toái 5g, tiểu hổi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày. Dùng điều trị nhũng người già yếu chân gối, tê mỏi.

Giới thiệu về ba kích

Tên Khác của Ba kích :

Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Ba kích thiên (Trung Quốc)

Tên khoa học :

Tên khoa học Morinda officinalis stow. họ cà phê (RUBIACEAE).

Nơi phân bố của ba kích :

  • Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
  • Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Cây ba kích tím
Cây ba kích tím
Quả ba kích tím
Quả ba kích tím

Bộ phận dùng làm thuốc

Củ ba kích là bộ phận được sử dụng làm thuốc .

Cách chế biến ba kích làm thuốc

1. Cách chế biến thành ba kích khô :

  • Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy phần củ có đường kính 0,5cm trở lên
  • Phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát)
  • Tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong
  • Cuối cùng là cắt thành từng đoạn ngắn 10cm và sử dụng

2. Cách chế biến ba kích tươi

  • Củ ba kích sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước
  • Dùng dao khía nhẹ vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và rút bỏ lõi
  • Phần thịt của ba kích sẽ được dùng làm thuốc ( thường để ngâm rượu) bỏ phần lõi, không sử dụng.
Ba kích tím loại tươi
Ba kích tím loại tươi

Thành phần hóa học:

Trong rễ ba kích có chứa hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu, đặc biệt rễ ba kích tươi có chứa nhiều Vitamin C (Ba kích khô không có).

Tác dụng điều trị bệnh của ba kích

Theo Đông y: Ba kích vị cay chát ngọt, tính ôn, vào kinh can thận có những tác dụng chính như sau:
  • Tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp.
  • Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể
  • Rượu ba kích có tác dụng: Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, bổ thận tráng dương, kiện gân cốt
  • Tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, điều trị bệnh xuất tinh sớm
  • Tác dụng điều trị chứng di mộng tinh ở nam giới

Đối tượng sử dụng

  • Người muốn tăng cường năng lực phòng the, kéo dài thời gian yêu (Dùng cho cả nam giới và nữ giới)
  • Người bị liệt dương, suất tinh sớm nên dùng ba kích ngâm rượu.
  • Người mắc chứng di mộng tinh.
  • Người bình thường dùng rượu ba kích hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức dẻo dai
  • Người trung niên và người già dùng rượu ba kích giúp kiện gân cốt, bổ thận dương
  • Các quán ăn, khách sạn, nhà hàng dùng rượu ba kích sẽ là một loại đồ uống giúp khách hàng có những trải nghiệm khó quên.
  • Có thể dùng rượu ba kích trong những cuộc vui của cơ quan, gia đình trong mỗi cuộc vui.

Kiêng kỵ:

  • Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo bón không dùng được.
  • Uống rượu ba kích ta không có cảm giác say, tuy nhiên ta không nên uống quá nhiều (Mỗi ngày nên uống 4-5 ly nhỏ là vừa đủ)

MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ BA KÍCH

1. Ngâm rượu ba Kích

a. Ngâm đơn vị chỉ có ba kích:
Ba kích tươi sau khi rửa thật sạch, bỏ lõi, tùy vào mục đích sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau. Cách chế biến đơn giản nhất đó là ngâm rượu. Với 1 kg ba kích tươi,sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2-4 lít rượu. Nếu cho nhiều rượu quá nhiều mùi vị, màu sắc của ba kích sẽ ko được đậm đà. Thường để dùng cho cá nhân thi thoảng uống vài chén cho khỏe là ngâm với tỉ lệ 1kg/2 lít. Rượu ba kích có màu tím, có mùi thơm, vị ngọt nhẹ rất dễ sử dụng.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Cách sử dụng Sâm Cau

Cách dùng và liều dùng:

  • Mỗi ngày dùng 25g, dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
  • Khi dùng để điều trị chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (không sao tẩm).
  • Khi dùng để điều trị liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.

Cách ngâm rượu sâm cau:

1. Ngâm sâm cau khô
  • Sâm  thái mỏng, sao vàng : 1Kg
  • Mật ong 200ml
  • Rượu trắng: ………………………. 4 lít
  • Ngâm trong thời gian 1 tuần trở lên là có thể dùng được
Có thể ngâm chung với ba kích và dâm dương hoắc với tỷ lệ:
  1. 1kg sâm cau
  2. 0,5kg ba kích
  3. 0,5kg dâm dương hoắc
  4. Mật ong 200ml
Các vị trên ngâm với 5 lít rượu, ngâm từ 1 tháng trở lên là dùng được.
Để tăng hiệu quả của rượu Trong dân gian, khi ngâm rượu chim bìm bịp vớitắc kè, người ta thường cho thêm cả sâm cau để tăng thêm hiệu lực tác dụng.
2. Ngâm sâm cau tươi
Củ tươi vừa được đào trên rừng về. Bình ngâm rượu SC tươi nguyên củ nhìn rất đẹp và bắt mắt. Nếu dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc làm quà biếu thì đây sẽ là món quà rất tuyệt vời.
Cách ngâm rượu sâm cau tươi
  • Sâm cau tươi:……. 1Kg
  • Rượu trắng 45 độ:……… 3 lít
  • Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được (Lưu ý, khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối).
3. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn
Tác dụng của rượu sâm cau: Bổ thận tráng dương, điều trị phong thấp, liệt dương, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược.
Rễ sâm cau tươi
Rễ sâm cau tươi
Cu sam cau kho
Củ khô
Củ sâm cau đen
Củ sâm cau đen (Tiên mao)

Chú ý, kiêng kỵ :

  • Là vị thuốc có tính táo nhiệt, dễ làm thương âm, nên những ngày thời tiết quá nóng và những người “âm hư hỏa vượng” không nên sử dụng.
  • Người “âm hư hỏa vượng” thường có những biểu hiện: Họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh).

Một số bài thuốc có sử dụng sâm cau:

  1. Dùng để bồi bổ: Sâu cau thái lát: 15g hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Sẽ giúp bồi bổ cơ thể, da dẻ hồng hào, tăng cường sức khỏe.
  2. điều trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau ngâm rượu: Củ sâm đem thái mỏng, sao vàng 1kg, rượu trắng 4 lít; ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn; mỗi ngày uống 2 lần (vào trước 2 bữa ăn chính), mỗi lần 1 ly nhỏ (chừng 25-30ml).

Giới thiệu về Sâm Cau

Sâm cau (tiên mao) vị thuốc quý từ thiên nhiên Hòa Bình đặc điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, dinh tinh, mộng tinh. Giúp tăng cường chức năng sinh lý, thăng hoa trong mỗi cuộc yêu.

Sâm cau (Tiên mao), một thảo dược quý mọc rất nhiều ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, qua khảo sát chúng tôi thấy các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung đều có vị thuốc này. Song đáng tiếc là người dân vẫn còn chưa biết khai thác sử dụng, hiện nay nguồn dược liệu sâm cau trong tự nhiên vẫn còn khá dồi dào chính vì vậy mà chất lượng sâm rất tốt. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về vị thuốc quý này.
Quý ông đang trục trặc về sinh lý
Quý ông bị suy giảm ham muốn tình dục
Quý ông lạnh nhạt chuyện chăn gối
Chị em suy giảm chuyện ấy, chị em muốn tăng cường khả năng tình dục
Quý ông muốn cải thiện chức năng sinh lý, đem lại hạnh phúc cho gia đình và có những giây phút thăng hoa bên người yêu.
Giải pháp nào cho bạn ?

Hãy yên tâm vì đã có Sâm cau (Tiên mao), vị thuốc tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ giới

Giá bán: 290.000đ/Kg sâm đỏ khô 
180.000đ/Kg sâm đỏ tươi nguyên củ    ( Đã có hàng)

Sâm cau đen: 200.000đ/kg tươi

Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi. Hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam…
  • Tên khác: Cây còn có tên là: (Tiên Mao, Ngải cau )
  • Tên khoa học: Curculigo orchioides gaertn, họ Thủy tiên
  • Là một loài cỏ cao khoảng 35-40cm, lá dài khoảng 15cm trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau), củ màu đỏ, hình điều trị thuôn dài. Hoa có màu vàng (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Củ sâm cau chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
  • Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi để ngâm rượu.
  • Củ sâm cau có vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy. (Xem ảnh)
cay sam cau
Cây sâm cau
Theo Đông y:
  • Sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.
  • Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy:

Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng).

Tác dụng điều trị bệnh của sâm cau:

  • Tác dụng điều trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
  • Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh
  • Tác dụng bồ bổ sức khỏe
  • Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ

Đối tượng sử dụng :

  • Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục
  • Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp
  • Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục