Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Giới thiệu về quả sim chín

Tên khác

Theo tài liệu cổ Quả sim còn gọi là đương lê, sơn nhậm, nhậm tử, đào kim nương.

Tên khoa học

Rhodomyrtus tomentosa.
Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Mô tả cây

Sim là cây thuốc vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, từ khắp các tỉnh từ đồng bằng đến trung du miền núi, đều có sự phân bố của cây thuốc này. Là một cây có hoa đẹp và có màu tím, nên sim đã có nhiều sự tích và cả những bài hát hay về loài hoa màu tím.
  • Sim là một cây nhỏ cao 1m -1,5m
  • Lá nhẵn
  • Hoa màu tím
  • Quả mọng màu tím sẫm. Hạt nhiều hình móng ngựa.
Cây sim rừng
Cây sim rừng
Quả sim
Quả sim

Sim rừng phơi khô

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây Sim mọc hoang rất nhiều tại những vùng đổi trọc miền trung du nước ta. Tại Trung Bộ và Nam Bộ cũng có.
Cầy còn mọc ở miền nam Trung Quốc, Philipin, Malayxia, Inđônêxia, các nước vùng nhiệt đới châu Á. Tại Việt Nam, người ta không trồng, nhưng ở Philipin, người ta trồng để lấy quả. Ta dùng quả và búp sim tươi hay phơi khô làm thuốc.

Thành phần hoá học và tính vị

  • Quả sim có vị ngọt chát, mùi thơm. Chưa được nghiên cứu, sơ bộ mới thấy sắc tố antoxyanozit, tanin, đường.
  • Lá và búp sim có chứa nhiều tanin.

* Công dụng và liều dùng

Tại một vài vùng ở Việt Nam người ta dùng búp và lá sim non sắc uống điều trị bệnh đi ỉa lỏng, đi lỵ, hoặc dùng để rửa vết thương, vết loét, mặt có đài nổi lên trông giống móng ngựa.
Theo tài liệu cây này mọc ở khắp Việt Nam. Theo sự nghiên cứu của Nhật Bản, thì trong vỏ và lá có ancalou gọi là cocculin có tác dụng giống như chất curaro. Sau đây là một số công dụng chính của cây sim:
  • Quả dùng để ăn điều trị bệnh thiếu máu, xuất tinh sớm. Một vài nơi dùng để chế rượu như rượu nho uống rất ngon (Thường dùng loại sim lá nhẵn, loại sim quả lớn).
  • Rượu sim có tác dụng tăng cường sinh lý và rất tốt cho tiêu hóa
  • Rễ sim: điều trị đầy bụng, ăn uống khó tiêu, tốt cho xương khớp
  • Lá sim điều trị tiêu chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường ruột

0 nhận xét:

Đăng nhận xét